Lẹo mắt là gì? Mắt lên lẹo có biểu hiện ra sao? Cách chữa mắt lẹo nhanh nhất
Mắt lẹo là vấn đề về mắt rất phổ biến không chỉ gây ra sự khó chịu cho người mắc phải mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ mắt rất nhiều. Vậy phải làm gì khi mắt lên lẹo? Tham khảo ngay các thông tin dưới đây để dẹp bỏ nỗi lo lắng về vấn đề này!
Nội dung bài viết
I – Kiến thức về mắt lẹo
1. Mắt bị lẹo là gì?
Mắt bị lẹo (mắt bị mụt lẹo) là chứng viêm mí mắt cấp tính, thường do vi khuẩn (Staphylocoque) hoặc xuất hiện sự xâm nhập của tụ cầu khuẩn vào tuyến chân lông mi tạo thành khối nhỏ trông giống như mụn nhọt ở bờ mi của bạn. Hiện tượng này sẽ khiến mắt đỏ, sưng, và đau gây khó chịu cho người gặp phải.
Lẹo có dạng như mụn nhọt ở mắt
2. Dấu hiệu mắt bị mụt lẹo
Khi mắt bị nổi mụt lẹo sẽ xuất hiện các tình trạng phổ biến như sau:
- Mi mắt sưng nhẹ
- Có cảm giác cộm ở mắt, chảy nước mắt
- Tại vùng mi mắt bị đau nổi lên 1 khối rắn đỏ to bằng hạt gạo.
- Mắt đỏ, ngứa và đau trong suốt thời gian xuất hiện lẹo
- Lẹo thường mọc ở bờ mi, dính chặt vào vùng mi mắt
3. Các dạng mắt lẹo
Lẹo ở mắt xuất hiện có 3 dạng như sau:
- Dạng 1: Lẹo bên ngoài
Lẹo bên ngoài là một nốt đỏ ở mi mắt, kích thước và độ rắn giống như hạt đậu
- Dạng 2: Lẹo bên trong
Dạng này thường kín đáo hơn, nằm ở mặt trong của mi mắt, tức là phần kết mạc của mi, khi lật mi mắt ra chúng ta có thể nhìn thấy được, trong một số trường hợp còn có thể thấy đầu mủ trắng của lẹo
- Dạng 3: Đa lẹo
Đây là trường hợp mắt lẹo nặng nhất – mắt xuất hiện nhiều đầu lẹo trên một mi hay cả hai mi, thậm chí hai mắt
( Xem thêm: Bị lẹo mắt kiêng ăn gì và nên ăn gì? Thực phẩm “cấm kỵ” ăn khi bị lẹo mắt)
4. Bị lẹo mắt bao lâu thì khỏi?
Thông thường sau 3-4 ngày lẹo mắt bị vỡ. Khoảng 1 tuần lẹo mắt sẽ lành hẳn. Lẹo rất hay tái phát, có trường hợp mắt bị lên lẹo liên tục, lan từ mi này sang mi khác, có khi sưng to cả mi mắt và gây ứ phù màng tiếp hợp.
5. Vì sao có lẹo ở mắt?
Lẹo mắt xuất hiện là do hiện tượng viêm nhiễm bờ mi ở mắt. Đôi khi mắt bị lẹo còn là kết quả của các tổn thương, nhiễm trùng hoặc dị ứng gây ra.
Lẹo mắt xuất hiện là kết quả của các tổn thương liên quan đến mi mắt
Đặc biệt ở những người mắt một mí, mắt nhỏ,… thường xuyên trang điểm làm mắt 2 mí to tròn hơn bằng cách sử dụng các sản phẩm kích mí, phấn mắt hay mascara. Về lâu dài điều này sẽ làm các khe hở của lông mi bị chặn, khiến vi khuẩn phát triển và gây nhiễm trùng. Đặc biệt là với những trường hợp không tẩy trang kỹ trước khi đi ngủ.
Trang điểm sử dụng mascara nhiều cũng gia tăng nguy cơ bị lẹo
Bên cạnh đó, hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm kích mí không đảm bảo gây kích ứng cho mắt người sử dụng dẫn đến các trường hợp viêm bờ mi hình thành lẹo ở mắt.
♻️♻️♻️ XEM NGAY: Phản ứng dư luận sau vụ việc Kangnam làm chết người
II – Mắt bị lên lẹo phải làm sao?
1. Những lưu ý khi chữa mắt lẹo
Mắt bị nổi lẹo chỉ là vấn đề nhỏ ngoài da nhưng nếu như không chú ý, điều trị kịp thời, bệnh nhỏ sẽ dần trở nên nghiêm trọng và có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng. Khi xuất hiện lẹo ở mí mắt bạn cần chú ý những việc sau:
- Không trang điểm mắt cho đến khi lẹo ở mắt đã lành hẳn
Việc trang điểm có thể khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn bởi các loại phấn trang điểm, phấn mắt hay masscara đều tiềm ẩn rất nhiều nguy hại gây nhiễm trùng vùng mí mắt bị tổn thương.
Không trang điểm mắt trong thời gian bị lẹo
- Không nặn các nốt lẹo
Nhất là đối với những trường hợp lẹo mắt có mưng mủ, điều này sẽ dễ khiến cho bạn cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy và muốn nặn mủ ra ngay lập tức. Điều này là tuyệt đối không được làm bởi có thể làm mắt lâu khỏi, ngoài ra còn có thể khiến lẹo mắt lan rộng nhiễm trùng sang các vùng da khác.
- Tránh dùng kính áp tròng
Thời điểm mắt lên lẹo bạn cũng đừng nên dùng kính áp tròng
Kính áp tròng cũng là một trong những vật dụng không được sử dụng khi mắt lên lẹo. Sử dụng kính áp tròng trong giai đoạn này rất dễ xảy ra sự va chạm, xước xát trên mí mắt vùng có lẹo, nhất là với những trường hợp bị lẹo bên trong mắt.
Lưu ý:
Hầu hết các trường hợp lẹo mắt sẽ tự khỏi sau một thời gian. Nhưng nếu tình trạng của bạn nặng hơn hoặc có dấu hiệu bị xuất huyết. Hãy đến gặp bác sĩ ngay để kiểm tra sức khỏe cũng như đảm bảo sự an toàn cho bản thân.
2. Mắt bị lẹo chữa như thế nào?
Bạn có thể sử dụng một trong các cách chữa mắt lẹo nhanh nhất, hiệu quả nhất:
- Cách 1: Cách chữa lẹo mắt tại nhà bằng lá trầu không
Sử dụng lá trầu không xông hơi để hết lẹo
Dùng 1 nắm lá trầu không giã nát, cho vào 1 cái cốc, chế nước sôi vào, rồi đưa miệng cốc lên gần mắt (cách khoảng 10cm để tránh bị bỏng) để xông hơi cho mắt. Ngày thực hiện 2 lần, sau 2-3 ngày lẹo sẽ biến mất mà không để lại sẹo xấu cho bạn.
- Cách 2: Đũa bếp hơ nóng
Đây là cách chữa lẹo mắt dân gian hiệu quả
Dùng cán đũa bếp hơ nóng rồi quấn một miếng rẻ sạch áp vào mắt để trị chứng sưng đau, ngứa ngáy. Bạn sẽ thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Làm như vậy khoảng 5-10 lần cùng 1 lúc. Ngày làm 2 lần. Cách này cũng khá hiệu nghiệm, chỉ sau 2-3 ngày lẹo mắt sẽ biến mất.
- Cách 3: Chườm nước ấm
Bạn cũng có thể chữa lẹo mắt bằng cách chườm nước ấm
Trong trường hợp này, nước ấm có tác dụng giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành lẹo mắt. Hãy thấm một chút nước ấm nóng vào khăn sạch, sau đó đắp lên vùng mắt khoảng 10-15 phút mỗi lần, làm khoảng 3-5 lần một ngày.
- Cách 4: Đến gặp bác sĩ
Ngoài ra, bạn cũng có thể nhờ bác sĩ can thiệp để loại bỏ mụn lẹo. Khi đến khám, các bác sĩ sẽ tiến hành chích vết chắp hoặc lẹo nếu chúng sưng to. Để vết chích mau lành và giảm thiểu khả năng mọc lại lẹo, bạn sẽ được kê đơn các loại thuốc bôi đặc trị.
3. Cách ngăn ngừa lẹo trên mí mắt
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, nếu không muốn mắt bị mọc lẹo bạn hãy ghi nhớ những điều sau:
- Bảo vệ mắt trước các tác nhân gây nhiễm khuẩn
Bảo vệ mắt khỏi khói bụi và ô nhiễm không khí bằng cách đeo kính an toàn mỗi khi đi đường, đặc biệt khi làm việc nhà như dọn dẹp nhà cửa hay cắt cỏ. Tránh đến những nơi bụi bẩn hoặc nơi bị ô nhiễm không khí nặng nề. Không đưa tay dụi, chà mắt vì điều này có thể gây kích ứng mắt và nhiễm khuẩn lây lan.
Đeo kính ra ngoài không chỉ thời trang mà còn bảo vệ mắt
- Hạn chế trang điểm
Nếu muốn đôi mắt của mình được đẹp hơn, bạn nên tìm đến các giải pháp lâu dài thay vì lạm dụng trang điểm, kích mí gây viêm nhiễm bờ mi. Ngày nay có khá nhiều giải pháp thẩm mỹ mắt an toàn, với chi phí hợp lý là đã giúp bạn có đôi mắt 2 mí đẹp tự nhiên sau một lần thực hiện.
Bạn có thể tham khảo 2 phương pháp thẩm mỹ mắt ngay dưới đây: |
- Gặp bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường ở mắt
Khi thấy mắt bị lộm cộm hay khó chịu hoặc cảm giác có tình trạng viêm hoặc nhiễm khuẩn mí mắt, thì cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời. Nếu không xử lý ngay tình trạng viêm nhiễm ở mắt, thì sự lây nhiễm có thể lây lan sang các tuyến dầu của mí mắt và gây ra một mụn lẹo ở mí mắt.
Gặp bác sĩ khi thấy mắt có dấu hiệu bất thường
III – Các câu hỏi liên quan khi bị lẹo mắt
✉ Câu hỏi 1: Mắt bị lẹo có lây không?
Các chuyên gia cho rằng mắt lên lẹo là một căn bệnh rất dễ lây truyền từ mi mắt này sang mi mắt khác. Đặc biệt trong điều kiện khí hậu ẩm thấp gió mùa như ở Việt Nam. Do đó, việc tiếp xúc với người mắt lẹo cũng có thể khiến bạn bị lẹo mắt, nhất là với những trường hợp hay sử dụng đồ dùng cá nhân chung với nhau.
✉ Câu hỏi 2: Bị lẹo mắt uống thuốc gì?
Thông thường lẹo mắt là vấn đề ngoài da nên bạn không cần phải uống thuốc. Thay vào đó hãy sử dụng các loại thuốc mỡ bôi như Chlorocina – H (ngày bôi 2 lần sáng tối) hoặc thuốc kháng sinh polymyxin B sulfat nhỏ mắt .
Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc bạn cần tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ. Nếu tình trạng lẹo mắt đã diễn biến thành sưng viêm nghiêm trọng hoặc chảy máu thì lập tức bạn nên đến bệnh viện. Không được tự ý dùng thuốc.
✉ Câu hỏi 3: Trẻ bị lẹo mắt phải làm sao?
Ở trẻ nhỏ, điều trị mắt lên lẹo sẽ khó hơn người lớn, do trẻ nhỏ rất khó bỏ được một số thói quen xấu như dụi mắt, nghịch bẩn,… Chính vì vậy, bạn cần theo sát trẻ, quan sát tình trạng và lên phương án chữa mắt lẹo cho trẻ. Tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để có cách chữa mắt bị lẹo nhanh nhất cho trẻ.
✉ Câu hỏi 4: Tại sao bị lẹo mắt không được soi gương?
Dân gian ta quan niệm nếu bị lẹo mắt mà soi gương sẽ khiến mắt lẹo nặng hơn. Bởi khi soi gương chúng ta hay có thói quen sờ vào chỗ mụt lẹo “cung cấp” thêm vi khuẩn làm tình trạng chuyển biến nặng nề. Bên cạnh đó, có quan niệm lại cho rằng, nhìn vào mắt lẹo sẽ bị lây. Do đó khi soi gương, lẹo bên mắt này sẽ lây cho mắt còn lại. Tuy nhiên, đây chỉ là lời truyền miệng từ dân gian, hoàn toàn không có cơ sở khoa học.
Lẹo ở mắt rất dễ chữa nhưng đôi khi lại trở nên nghiêm trọng bởi chính bản thân chúng ta. Chính vì vậy, hãy trang bị cho mình những kiến thức tốt nhất để đối phó kịp thời khi gặp phải vấn đề này. Chúc bạn có đôi mắt khỏe đẹp và đừng quên đón đọc thêm nhiều thông tin bổ ích tại website thammymat.com.vn.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM
TƯ VẤN 24/7: 1900.6466
BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
- Những cách làm mắt to tròn tự nhiên tại nhà có an toàn không? Review
- Mắt có nhiều mí là gì? Cách khắc phục mắt nhiều mí thành 2 mí chỉ trong tích tắc
- Top 7+ Các ca cắt mí mắt đẹp – Những “siêu phẩm” để đời
- Mắt phượng mày ngài là như thế nào? Cách có đôi mắt phượng hoàng đẹp
- Kính mắt mèo hợp với khuôn mặt nào? Mua kính mắt mèo nữ, nam ở đâu?
- [Review] Keo kích mí loại nào tốt nhất? Lưu ý khi sử dụng keo kích mí mắt.